Bí quyết tự điều trị vết bỏng do cháy nắng
An Nhiên
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018
Đôi khi vì những lý do nào đó, bạn quên không sử dụng bất cứ biện pháp nào để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV, khiến da cháy nắng. Đừng quá lo lắng vì vẫn có những cách để điều trị vết bỏng do cháy nắng ngay tại nhà.
Thế nào là bỏng nắng?
Vào mùa hè, độ nghiêng của Trái đất và những thay đổi trong bầu khí quyển đã đưa chúng ta tới gần Mặt trời hơn, khiến bức xạ tia cực tím mạnh hơn. Melanin, thành phần đóng vai trò quyết định sắc tố da, tăng lên khi bạn ở ngoài nắng để bảo vệ cấu trúc DNA trong tế bào da không bị phá hoại bởi bức xạ mặt trời.
Tuy nhiên, melanin không thể bảo vệ da dưới ánh nắng gay gắt của nền nhiệt độ lên tới trên 36 độ C. Tiếp xúc hàng giờ dưới nắng có thể khiến da bạn bị bỏng cấp độ 1, tương tự như bị bỏng bởi một ngọn lửa. Tế bào da trên bề mặt sẽ chết dần, do đó cơ thể sẽ loại bỏ bớt những phần bị tổn thương không còn khả năng đảm nhiệm các chức năng của chúng. Nhưng ở sâu trong các lớp da, enzyme vẫn tiếp tục làm việc để sửa chữa cấu trúc DNA. Đôi khi, những enzyme này không hướng tới chính xác việc tái tạo DNA mà có khả năng gây biến đổi cấu trúc DNA, dẫn tới 2 dạng phổ biến của bệnh ung thư da.
Khi bị cháy nắng, cả cơ thể bạn sẽ cảm nhận nỗi đau của chỗ bị bỏng, và bắt đầu một phản ứng miễn dịch. Phản ứng miễn dịch này diễn ra khi da đang bị viêm, làm cho phần da bị bỏng trở nên sưng đỏ khó chịu đi kèm với cảm giác đau rát, đây là những biểu hiện thường gặp khi bị cháy nắng.
Thời gian sẽ làm dịu đi những vết bỏng do ánh nắng, tuy nhiên theo Joshua Zeichner - bác sĩ da liễu ở New York, Mỹ - một vài vật dụng trong tủ lạnh nhà bạn có khả năng làm dịu làn da bị tổn thương tức thì, giúp bạn có thể thoải mái ra ngoài trời tận hưởng những ngày hè của mình.
Cách điều trị vết bỏng cháy nắng tại nhà
Cảm giác đau rát không phải do những tổn thương ở sâu trong da mà nằm ở ngay lớp bề mặt bị cháy nắng, do đó cần được điều trị khác với vết thương gây ra bởi nguyên nhân khác.
Mấu chốt của cách điều trị bỏng nhiệt là “lạnh”. Thông thường người ta thường sử dụng một miếng gạc lạnh, hay nước đá, vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước lạnh vừa để giảm nhiệt của vết bỏng vừa giảm đau, khiến các tế bào bị sưng co lại. Hãy chú ý không để đá tiếp xúc trực tiếp lên vùng da này, tránh khả năng đá có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ có tính chất tạm thời và không có tác dụng chữa trị vết bỏng.
Để điều trị vết thương do ánh nắng mặt trời, bác sĩ Zeichner đã tìm ra một nguyên liệu mới có tác dụng hiệu quả, đó là sữa tươi. Sữa tươi có chứa vitamin D và A, chất béo, axit amin, axit lactic, đạm whey và casein protein, hỗ trợ trong việc làm dịu vết bỏng và cung cấp dưỡng chất giúp da loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt. Điều này giảm bớt gánh nặng cho hệ thống miễn dịch trong việc điều trị những vết bỏng do cháy nắng.
Những gì bạn cần phải làm, là đổ một ít sữa ra bát, sau đó bỏ một miếng vải vào ngâm, cho hỗn hợp này vào tủ lạnh làm mát cho đến khi sữa đã thấm vào vải. Sau đó hãy chườm miếng vải lên vùng da bị cháy nắng một cách nhẹ nhàng và cẩn thận không chà xát mạnh gây tổn thương vết bỏng.
Trong các giai đoạn điều trị vùng da bỏng do cháy nắng, mục đích ban đầu của mỗi người chỉ đơn giản là làm giảm cảm giác đau đớn khó chịu của vết thương. Đến khi nhiệt độ trên da hạ và không còn cảm giác bỏng rát, bạn sẽ mong chúng được cung cấp đủ độ ẩm để tránh tình trạng bong tróc. Do đó bác sĩ Zeichner đưa ra lời khuyên về việc sử dụng một lớp kem dưỡng ẩm có chứa dầu khoáng tạo thành một lớp bảo vệ bề mặt vết thương, đồng thời giúp phần da bị tổn thương trở nên mềm, ẩm hơn.
Theo Dailymail
Copy bài viết nhớ dẫn link gốc để tránh bị bản quyền
Bài viết liên quan :
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bình luận bài viết :